Làn da trắng sáng, mịn màng nhờ chăm chỉ đắp mặt nạ từ loại quả này
Hành khách sử dụng ví MoMo kể từ ngày 24.1 có thể quét mã QR để ung dung ra vào trạm metro TP.HCM. Cụ thể, đối với khách mua vé lượt để đi metro, chỉ cần một chạm quét mã QR trong phần thanh toán trên ứng dụng MoMo là xong. Đối với khách mua vé ngày, vé tháng thông qua app HCMC Metro cũng thanh toán được bằng MoMo.Bên cạnh đó, khách hàng có sử dụng ví MoMo liên kết với thẻ Mastercard thì khi thanh toán với nguồn tiền Mastercard sẽ được giảm thêm 20%, tối đa 10.000 đồng. Như vậy, MoMo là ví điện tử đầu tiên giúp hành khách mua vé metro TP.HCM thuận tiện hơn bên cạnh các loại thẻ thanh toán ngân hàng. Trước đó, Công ty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 TP.HCM đã thông tin chi tiết về các loại vé, hình thức thanh toán và hướng dẫn thực hiện mua vé và đăng ký vé tháng đi tàu. Cụ thể, với hình thức vé lượt, hành khách không dùng tiền mặt có thể thanh toán trực tiếp bằng cách quét thẻ thanh toán ngân hàng (thẻ không tiếp xúc) trên thiết bị đầu đọc thẻ EMV tại các cổng soát vé vào/ra. Thẻ thanh toán ngân hàng (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, thẻ vật lý, thẻ ảo) của tổ chức Mastercard có thể được sử dụng ngay từ 21.1; thẻ Napas dự kiến khả dụng từ 24.1. Các loại thẻ thanh toán còn lại của tổ chức thẻ quốc tế Visa, JCB, Amex và UPI sẽ được công ty thông báo bổ sung ngay khi hoàn thiện việc kết nối kỹ thuật.Hành khách cũng có thể mua vé trực tiếp thông qua hình thức máy Pos hoặc chuyển khoản hay thanh toán bằng tiền mặt tại quầy bán vé, sau đó nhận phiếu đi tàu dưới dạng QR code và quét mã tại thiết bị đầu đọc QR code ở các cổng soát vé vào và ra ở các nhà ga để đi tàu.Giá vé lượt thanh toán không dùng tiền mặt từ 6.000 đồng - 19.000 đồng (theo khoảng cách di chuyển), thấp hơn vé thanh toán bằng tiền mặt từ 7.000 đồng - 20.000 đồng.Sân chơi bóng đá hấp dẫn NEU League khởi tranh mùa giải thứ 4
Điểm đáng chú ý trong tài liệu năm nay là GELEX Electric trình Đại hội đồng cổ đông kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2024 với mức chia cổ tức bằng tiền là 30% (trong đó Công ty đã tạm ứng 10%). Đồng thời, GELEX Electric cũng trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỉ lệ 20%.Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm 61 triệu cổ phiếu, tỷ lệ thực hiện quyền 5:1 (tương ứng tỷ lệ phát hành 20%). Đợt phát hành dự kiến vào quý 2-3 năm 2025.Bên cạnh đó, năm 2025, Công ty cũng trình Đại hội mức cổ tức kế hoạch bằng tiền là 30%.Năm 2025, dựa trên dự báo tăng trưởng của nền kinh tế và chiến lược hành động giai đoạn 2025 - 2030, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất 22.282 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.686 tỷ đồng, lần lượt tăng 5,5% và - 21,6%.Doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận năm nay thấp hơn năm ngoái do 2025 dự kiến không còn phát sinh khoản lãi lớn từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con như năm 2024. Trong khi đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc GELEX Electric vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng tốt và dành nguồn lực để nghiên cứu & phát triển sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao.Để đạt được mục tiêu của năm 2025, HĐQT GELEX Electric đưa ra các định hướng, giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của công ty và nhóm các CTTV hướng tới phát triển hiệu quả và bền vững, là "bản lề" cho giai đoạn 2025 - 2030.Cụ thể, HĐQT GELEX Electric định hướng các đơn vị tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển các thương hiệu uy tín đã có. Cùng với đó, bên cạnh sản xuất kinh doanh các sản phẩm truyền thống sẽ kết hợp với tăng cường nghiên cứu & phát triển, kinh doanh các sản phẩm mới với hàm lượng công nghệ cao, giữ vững thị phần các thị trường quen thuộc và tìm kiếm và phát triển các vùng thị trường mới.Đặc biệt, doanh nghiệp này còn khuyến khích các đơn vị dành ngân sách đến tối đa 2% doanh thu cho hoạt động R&D, đồng thời thực hiện chiến lược chuyển đổi số trong hệ thống.Bên cạnh đó, đơn vị thành viên sẽ tiếp tục phát triển hoạt động kinh doanh điện trong các khu công nghiệp.Năm 2025, GELEX Electric tập trung triển khai các nhóm giải pháp chính gồm: Đầu tư và phát triển; Xúc tiến kinh doanh; Quản trị và tái cấu trúc CTTV; Nâng cao năng lực quản trị và Quy hoạch và luân chuyển nhân sự.Ngoài ra, do nhiệm kỳ của các thành viên HĐQT và các thành viên Ban kiểm soát đương nhiệm sẽ kết thúc vào năm 2025 nên đại hội sắp tới cũng sẽ tiến hành bầu 05 thành viên HĐQT (trong đó có 01 thành viên độc lập HĐQT) và 03 thành viên Ban kiểm soát cho nhiệm kỳ mới 2025 - 2030 trên cơ sở danh sách ứng viên được ứng cử, đề cử hợp lệ theo quy định.Cũng theo tài liệu đại hội, năm 2024, với những định hướng đúng đắn, nguồn lực tích lũy tốt, cùng các chiến lược và mục tiêu rõ ràng, GELEX Electric đã hoàn thành vượt mức mục tiêu doanh thu và lợi nhuận ĐHĐCĐ đã đặt ra.Doanh thu thuần hợp nhất của công ty đạt 21.130 tỉ đồng tăng trưởng 27,2% so với mức thực hiện năm 2023 và đạt 115% so với kế hoạch đã đề ra. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 2.152,9 tỉ đồng, tăng 112,6%, đạt 185,9% kế hoạch.Như đã công bố trước đó, ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của GELEX Electric sẽ họp bằng hình thức trực tuyến và bỏ phiếu điện tử vào ngày 25.3.2025.
Du lịch Quy Nhơn đừng bỏ lỡ 3 quán ốc ngon bổ rẻ này
Trong đó, điểm sáng nổi bật về kết quả kinh doanh được ghi nhận từ mảng Thiết bị điện, Khu công nghiệp và bất động sản. Đây là kết quả kinh doanh ấn tượng trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều thách thức, cho thấy doanh nghiệp đã thích ứng tốt và tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi.Tính riêng quý 4/2024, doanh thu thuần của GELEX đạt 10.142 tỉ đồng, tăng 16,4% so với quý 3 và tăng 25,1% so với cùng kỳ nhờ tất cả các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi đều tăng trưởng tốt. Đây cũng là mức doanh thu quý cao nhất từ trước đến nay.Lợi nhuận gộp quý 4/2024 đạt 2.410 tỉ đồng, tăng 45,2% so với quý trước, tăng 108,1% so với cùng kỳ, cho thấy hoạt động kinh doanh cốt lõi được cải thiện tích cực. Cả năm, lợi nhuận gộp là 6.766 tỉ đồng, tăng 22,8% so với năm trước.Biên lợi nhuận gộp cải thiện tích cực so với cùng kỳ và các quý đầu năm nhờ mảng thiết bị điện và vật liệu xây dựng phục hồi. Cầu phục hồi, giá bán cải thiện và việc chủ động điều tiết tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, phân phối, tồn kho giúp giảm chi phí hiệu quả. Cả năm, biên lợi nhuận gộp là 20%, tăng gần 2% so với năm 2023.Lợi nhuận trước thuế quý 4/2024 đạt 1.346 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 3.616 tỉ đồng, tăng 158,8% so với năm trước nhờ tăng trưởng mạnh của hoạt động kinh doanh cốt lõi bên cạnh lợi nhuận tài chính từ thoái vốn các khoản đầu tư.Trong đó, tăng trưởng ấn tượng đến từ mảng kinh doanh thiết bị điện do GELEX Electric quản lý với các dòng sản phẩm như dây cáp điện CADIVI, thiết bị đo điện EMIC, dây đồng CFT… Đây đều là những thương hiệu uy tín trên thị trường với nhiều năm chiếm thị phần hàng đầu tại Việt Nam. Không chỉ giữ vững thị trường trong nước với các mặt hàng chiến lược, các doanh nghiệp mảng thiết bị điện của GELEX còn mở rộng các dòng sản phẩm mới, gia tăng tệp khách hàng và từng bước phát triển thị trường nước ngoài phù hợp.Trong đó, nhiều sản phẩm đã ra đời như dây cáp điện chậm cháy, chống cháy CADIVI, các sản phẩm phòng cháy, thiết bị an ninh, giám sát… Đây đều là các sản phẩm thiết bị điện có hàm lượng chất xám cao, thân thiện môi trường, phục vụ cho lưới điện thông minh đang được GELEX chú trọng phát triển.Theo Báo cáo tài chính của GELEX Electric, năm nay khối thiết bị điện ghi nhận doanh thu thuần đạt 21.130 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 2.153 tỉ đồng, trở thành khối có đóng góp quan trọng vào kết quả chung của Tập đoàn GELEX.Ở lĩnh vực vật liệu xây dựng, năm qua, đơn vị thành viên của GELEX là Viglacera tiếp tục chiến lược "xanh hóa" sản phẩm nhằm đóng góp tích cực vào hành trình chuyển đổi xanh nền kinh tế. Nhiều sản phẩm như kính siêu trắng, đá nung kết, kính Low E và Solar Control được sản xuất từ dây chuyền kính tiết kiệm năng lượng hay bê tông khí chưng áp đã dần chinh phục thị trường.Mảng Khu công nghiệp và Bất động sản tiếp tục duy trì sức hút với các dòng vốn chất lượng. GELEX cùng đơn vị thành viên đã nâng tầm các khu công nghiệp lên một vị thế mới khi đi đầu trong phát triển khu công nghiệp xanh, thông minh để thu hút đầu tư vào các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ thân thiện môi trường, tạo ra giá trị gia tăng cao.Trong năm, mô hình mới về khu công nghiệp xanh và thông minh được đơn vị thành viên Viglacera kích hoạt tại Thuan Thanh Eco Smart IP, dự án công trình khách sạn nghỉ dưỡng 5 sao (Angsana Quan Lạn Hạ Long) được bấm nút hoạt động. Viglacera còn bổ sung 839,04 ha đất KCN khi được chấp thuận đầu tư thêm 3 KCN là KCN Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa), KCN Sông Công II (tỉnh Thái Nguyên) và KCN Trấn Yên (tỉnh Yên Bái).Bên cạnh đó, GELEX và Frasers Property Vietnam cũng đã khởi công 4 trung tâm công nghiệp cao cấp theo tiêu chuẩn công trình xanh quốc tế, phù hợp với mục tiêu bền vững mà Chính phủ đã đề ra.Ở lĩnh vực khác như Hạ tầng tiện ích (các dự án năng lượng và nước sạch) đều được vận hành an toàn, ổn định và tối ưu chi phí.Tại 31.12.2024, tổng tài sản của GELEX đạt 53.803 tỉ đồng. Các hệ số về khả năng thanh toán, hệ số nợ đều được cải thiện tích cực. Các hệ số về hiệu quả kinh doanh ROA, ROE được cải thiện tốt.Giá trị thương hiệu GELEX tăng 55%, thuộc Top 10 công ty gia tăng giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam năm 2024 và được VIS Rating xếp hạng A về độ tín nhiệm. Hình ảnh GELEX sôi nổi cùng nhiều hoạt động với các đối tác như Frasers Property Vietnam, Sembcorp Industries, FPT, GTEL…GELEX cũng đồng loạt triển khai các dự án chiến lược quan trọng như Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, triển khai hệ thống Quản trị Nhân sự tập trung, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện, chuẩn hóa quy trình công bố thông tin, công bố đồng thời bằng tiếng Anh từ 2025…Với kết quả kinh doanh ấn tượng cùng các dự án trọng điểm được triển khai, GELEX đã và đang xây dựng một nền tảng vững chắc để phát triển bền vững trong các lĩnh vực đầu tư là Thiết bị điện, Hạ tầng Khu công nghiệp, Tài chính ngân hàng và các lĩnh vực mới khác. Trong đó, GELEX sẽ lấy văn hóa doanh nghiệp làm nền tảng, tăng cường hệ thống quản trị rủi ro, đầu tư vào nguồn nhân lực, đồng thời tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hướng đến tổ chức học tập và tiếp tục trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Ngày 18.3, ông Đỗ Anh Tú đã gửi đơn từ nhiệm thành viên HĐQT TPBank vì lý do cá nhân. Đơn đề nghị này đã được HĐQT TPBank chấp thuận theo Nghị quyết số 12/2025 ngày 20.3 theo đúng quy định.Hiện HĐQT TPBank còn 5 thành viên gồm ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch HĐQT, ông Lê Quang Tiến - Phó chủ tịch HĐQT, ông Shuzo Shikata - Phó chủ tịch HĐQT, bà Nguyễn Thị Mai Sương - Thành viên HĐQT, bà Võ Bích Hà - Thành viên HĐQT độc lập, đảm bảo tuân thủ cơ cấu thành viên HĐQT theo quy định tại luật Các tổ chức tín dụng. Mọi hoạt động của TPBank vẫn diễn ra bình thường và ổn định. Ngân hàng luôn nỗ lực phục vụ tốt nhất và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng, cổ đông.Đồng thời, ông Đỗ Anh Tú cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Tiên Phong (ORS). Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa mới thông báo ba lô trái phiếu do ORS làm tổ chức đăng ký, lưu ký tạm dừng giao dịch. Cụ thể, 1 lô trái phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Tracodi (mã chứng khoán TCD) và 2 lô trái phiếu của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại dịch vụ Gia Khang (Gia Khang). Đó là lô trái phiếu mã TCDH2227002 của Tracodi cùng trái phiếu mã GKCCH2124001 và GKCCH2124002 của Gia Khang sẽ bị tạm ngừng giao dịch từ ngày 20.3 theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cả hai công ty này đều có liên quan với Tập đoàn Bamboo Capital.TPBank dự kiến tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 vào sáng ngày 24.4 tại phòng họp Dragon Hall (tầng 12A, tòa nhà DOJI, số 5 Lê Duẩn, Ba Đình, Hà Nội). Ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự là 21.3.